Brands
Search
Search

Vogue – Kinh thánh thời trang (Phần 2)

Mục lục

VOGUE NGÀY NAY

Tính đến tháng 10 năm 2013, lưu lượng in ấn trung bình của Vogue là 11.3 triệu bản, trong khi đó đối tượng trực tuyến trung bình hàng tháng trên trang web là 1.6 triệu người. Tuổi người đọc trung bình là 37.9 tuổi, trong đó có 87% số người đọc là nữ và 13% nam.

Tháng 5 năm 2013, đánh dấu kỉ niệm một năm của sáng kiến cơ thể khoẻ mạnh được ký bởi biên tập viên quốc tế của tạp chí – sáng kiến này thể hiện sự cam kết quảng bá hình ảnh những cơ thể tràn đầy sức sống của những biên tập viên trong nội dung ấn bản của Vogue. Biên tập viên người Úc Edwina McCann giải thích cho việc này:

“Trong cuốn tạp chí này, chúng tôi thường bắt đầu bằng những cô gái rất trẻ với cơ thể mỏng manh. Nhưng sau một năm làm việc, chúng tôi lại tự hỏi rằng Vogue có thể làm gì được cho họ? Và vấn đề nó nằm ở chỗ đó là những gì chúng tôi có thể làm. Nếu như tôi biết một cô gái đang bị bệnh khi chụp ảnh, thì tôi sẽ không tiếp tục buổi chụp hình đó. Hay nếu như tôi biết một cô gái đang bị rối loạn ăn uống thì buổi chụp hình cũng sẽ không diễn ra.”

Ấn bản ở Úc vào tháng 6 năm 2013 được đặt tên là “Body Issue” (Vấn đề của cơ thể) và những tựa đề nổi bật thì liên quan đến việc thể dục và dinh dưỡng, cũng như là sự đa dạng trong giới người mẫu. Người mẫu quá khổ New York, Robyn Lawley, trước đây cũng đã từng xuất hiện trên Vogue Ý trong hình ảnh mặc những bộ đồ bơi và được xuất bản vào tháng 6.

vo 1

PHONG CÁCH VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG

Cái tên “Vogue” trong tiếng Pháp có ý nghĩa là phong cách. Vogue được mô tả là “tạp chí thời trang có ảnh hưởng nhất thế giới” theo lời nhà phê bình sách Caroline Weeber trong một ấn bản tháng 12 năm 2006 của tờ New York Times khi mà Vogue tuyên bố đã tiếp cận được 11 triệu độc giả ở Mỹ và 12.5 triệu trên toàn thế giới. Hơn thế nữa, Wintour được mô tả như là những nhân vật quyền lực nhất trong ngành thời trang.

CÔNG NGHỆ

Google đã hợp tác cùng với Vogue để giới thiệu Google Glass trong ấn bảng tháng 9 năm 2013, bao gồm 12 trang trải dài. Chris Dale, người quản lý thông tin liên lạc cho nhóm Glass tại Google đã tuyên bố rằng:

“Tạp chí tháng 9 của Vogue đã trở thành một tiêu chuẩn cho Tuần lễ thời trang ở New York. Được thấy Glass trình bày vô cùng đẹp đẽ ở ấn phẩm này khiến cho cả toàn bộ đội ngũ Glass chúng tôi vô cùng xúc động.”

vo 2

KINH TẾ

Sáng kiến “Thời trang đêm” của Wintour được khởi động vào năm 2009 với mục đích khởi động lại nền kinh tế sau vụ Sụp đổ tài chính vào 2007-2008, bằng cách lôi kéo mọi người trở lại với thị trường bán lẻ và quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện với mục đích khác nhau. Sự kiện này được tổ chức bởi Vogue ở 27 thành phố khác nhau tại Mỹ và trên 15 nước toàn cầu, và bao gồm cả những nhà bán lẻ online được bắt đầu vào năm 2011. Cuộc tranh luận đã diễn ra khi mà lợi nhuận của nó vượt lên trên lợi nhuận thực tế ở Hoa Kỳ, khiến cho chúng bị gián đoạn vĩnh viễn từ năm 2013, nhưng sự kiện này vẫn tiếp tục diễn ra ở 19 địa điểm khác nhau trên toàn cầu.

vo 3

CHÍNH TRỊ

Năm 2006, Vogue đã công nhận các vấn đề chính trị và văn hoá nổi bật bằng cách giới thiệu burqa (loại áo dài của phụ nữ Afghanistan, có phần vải để trùm lên đầu, phía trước một tấm lưới dày che mặt) cũng như những bài viết về những người phụ nữ Hồi giáo nổi tiếng, và sự ảnh hưởng của những nền văn hoá khác nhau lên ngành thời trang cũng như là cuộc sống của những người phụ nữ ở vùng đó.

vo 4

Vogue cũng tài trợ cho “Beauty Without Borders” (Vẻ đẹp không biên giới) với khoản tiền là $25000, được dùng để thiết lập một ngôi trường thẩm mỹ cho những người phụ nữ Afghanistan. Wintour chia sẻ rằng: “Nhờ trường học, chúng tôi không những có thể giúp phụ nữ Afghanistan có thể nhìn nhận và cảm thấy tốt hơn mà còn tạo nên công ăn việc làm cho họ.” Một bộ phim tài liệu của Liz Mermin, với tựa đề là The Beauty Academy (Học viện thẩm mỹ) đã nhấn mạnh sự phổ biến của các tiêu chuẩn thẩm mỹ phương Tây, chỉ trích trường học này, cho rằng “một học viện không thể thành công nếu như nó không tạo ra được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho mỹ phẩm Mỹ.”

Dẫn đầu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012, Wintour đã sử dụng sức mạnh của mình trong ngành công nghiệp để tổ chức một số sự kiện gây quỹ có ảnh hưởng đáng kể để ủng hộ cho cuộc tranh cử của Obama. Lần đầu tiên, vào năm 2010, phí để ăn tối có giá lên đến $30,000. Sáng kiến “Runway to Win”(Đường đến chiến thắng) đã tuyển dụng những nhà thiết kế nổi bật để tạo những việc khác nhau ủng hộ cho chiến dịch tranh cử này.

XÃ HỘI

The Met Ball là một sự kiện thường niên do tạp chí Vogue tổ chức nhằm mừng lễ khai mạc triển lãm thời trang của Bảo tàng Metropolitan. The Met Ball là một sự kiện đáng mong đợi nhất của năm đối với ngành thời trang, với sự tham dự của những ngôi sao hạng A, các chính trị gia, nhà thiết kế và những biên tập viên thời trang. Vogue đã tổ chức sự kiện này với những chủ đề khác nhau theo từng đợt từ năm 1971, khi vẫn còn dưới thời của tổng biên tập Diana Vreeland. Năm 2013, Vogue đã phát hành một phiên bản đặc biệt của Vogue mang tên Vogue Special Edition: Definitive Inside Look (Vogue bản đặc biệt: cái nhìn cận cảnh) vào Met Gala 2013.

vo 5

SỰ PHÊ BÌNH

Khi Wintour đến để nhân hoá hình ảnh của tạp chí, bà và Vogue đã thu hút sự chú ý của giới phê bình. Trợ lí tạp chí của Wintour thời điểm đó, Lauren Weisberger, đã viết một tiểu thuyết mang tên The Devil Wears Panda. Cuốn sách này được xuất bản vào năm 2013, và trở thành cuốn sách bán chạy nhất và được chuyển thể thành phim được công chúng đón nhận nồng nhiệt, cũng như được đề của cho giải Oscar năm 2006.

vo 6

Nhân vật chính của cuốn sách chính là Weisberger, và người sếp của cô là một tổng biên tập vô cùng quyền lực cho việc định hướng hình ảnh của Vogue. Một bài đánh giá trên The New York Times đã bình luận rằng đây là cuốn tiểu thuyết khắc hoạ những quy tắc của cuốn tạp chỉ bằng “những kẻ thù của Jesus và đảng phái thời trang của cô ấy, những người xuất hiện trên các bao bì thuốc lá, Diet Dr Pepper, và món salad trộn“. Người biên tập viên dưới ngòi bút của Weisberger được mô tả là “một người phụ nữ không có gì ngoài sự trống rỗng, hời hợt, chua ngoa, và có hàng tấn đống quần áo.” Sự thành công của cuốn tiểu thuyết lẫn bộ phim đã thu hút sự chú ý của khán giả toàn cầu vào sức mạnh cũng như sự hào nhoáng của cuốn tạp chí, và ngành công nghiệp này lại tiếp tục dẫn đầu.

Năm 2007, Vogue vấp phải sự chỉ trích của nhóm người chống hút thuốc lá, những người vì “Chiến dịch vì trẻ em không thuốc lá”, vì quảng cáo thuốc lá trên tạp chí. Nhóm này nói rằng những tình nguyên viên của họ đã gửi hơn 8000 email và fax để chống đối lại quảng cáo này. Họ còn nói rằng những lời hồi đáp họ nhận được từ tạp chí chỉ là những bức fax với vài câu nói qua loa, thậm chí Wintour còn đáp trả rằng: “Bạn có dừng lại ngay chưa? Bạn đang giết chết cây đấy!” Trong một lần Condé Nast đáp lại phóng viên, họ đã tuyên bố chính thức rằng: “Vogue đang thực hiện một quảng cáo thuốc lá. Ngoài ra, chúng tôi không bình luận gì thêm.”

Vào tháng 4 năm 2008, tạp chí Vogue Mỹ đã dùng hình ảnh của siêu mẫu Gisele Bündchen và ngôi sao bóng rổ LeBron James do nhiếp ảnh gia Annie Leibovitz chụp để làm bìa tạp chí. Đây là lần thứ 3 mà một người mẫu nam lại xuất hiện trên bìa của tạp chí Vogue Mỹ (hai người khác đó là diễn viên George Clooney và Richard Gere), và người đàn ông lại là một người da đen.

vo 7

Một số nhà phê bình chỉ trích rằng trang bìa như như thể hiện một định kiến khi mà sự tạo dáng của James và siêu mẫu Bündchen chẳng khác gì áp phích của bộ phim King Kong. Những lời chỉ trích khác nổi lên sau đó khi mà trang web Watching the Watchers cho rằng bức ảnh này như lấy từ Thế Chiến thứ nhất với tiêu đề là Destroy This Mad Brute (Tiêu diệt tên Mad Brute). Tuy nhiên, James chia sẻ rằng ông rất thích bức ảnh đó.

Vào tháng 2 năm 2011, ngay trước khi cuộc biểu tình của người dân Syria diễn ra, Vogue đã in một tác phẩm gây tranh cãi của Joan Juliet Buck về Asma al-Assad, và người vợ người Syria của tổng thống Bashar al-Assad. Rất nhiều nhà báo chỉ trích bài báo này về việc đã làm lu mờ đi nhân cách tồi tệ của Bashar al-Assas. Theo báo cáo, chính phủ Syria đã trả cho công ty vận tải Brown Lloyd James Mỹ $5000 mỗi tháng để thu xếp và quản lý cho bài viết này.

PHIM TÀI LIỆU

Trong năm 2009, một bộ phim tài liệu cho tạp san Tháng Chín đã được phát hành; đó là cái nhìn cận cảnh về việc tạo ra những tin chấn động vào tháng Chín năm 2007 của tạp chí Vogue Mỹ dưới sự đạo diễn của R. J. Cutter. Bộ phim đã được quay hơn tám tháng, khi mà Wintour chuẩn bị cho tạp chí này cũng như là những cuộc trao đổi giữa Wintour và Giám đốc sáng tạo của cô ấy, Grace Coddington. Tạo chí đã trở thành ấn bản bán chạy nhất lúc bấy giờ, với khối lượng nặng hơn 5 pound và dài 840 trang, cuốn tạp chí hàng tháng này đã được đưa vào kỷ lục thế giới. Sau đó, kỷ lục này đã được phá vỡ bởi tập san tháng 9 năm 2012 của Vogue với độ dài lên tới 912 trang.

vo 8

Đồng thời, trong năm 2012, HBO đã phát hành một bộ phim với tượng đề In Vogue: Editor’s Eye (Con mắt của biên tập Vogue), kết hợp với sự kiện ăn mừng 120 năm thành lâp của tạp chí. Dựa trên những bản ghi chép về Vogue, bộ phim đã có những cuộc phỏng vấn sau hậu trường trong thời gian dài với những người biên tập, bao gồm Wintour, Coddington, Tonne Goodman, Hamish Bowles, và Phyllis Posnick.

Các chủ đề và các nhà thiết kế lừng danh trong ngành công nghiệp thời trang, như là Nicole Kidman, Sarah Jessica Parker, Vera Wang, và Marc Jacobs cũng được xuất hiện trong bộ phim này. Những nhà thiết kế chia sẻ những câu chuyện cá nhân họ trong việc hợp tác với các nhiếp ảnh gia hàng đầu, như Leibowtix, và hàng núi trách nhiệm và mối liên hệ giữa những biên tập viên thời trang tại Vogue. Bộ phim được đạo diễn và sản xuất bởi Fenton Bailey và Randy Barbato. Vào tháng 10 năm 2012, Vogue đã tro ra mắt cuốn sách Vogue: The Editor’s Eye để bổ sung thêm cho bộ phim tài liệu này.

KÊNH VIDEO

Năm 2013, Vogue đã cho ra mắt kênh video để mọi người có thể truy cập qua website của tạp chí. Kênh này được chạy chạy cùng với kênh đa phương tiện của Condé Nast. Những series ngắn được phát trên kênh video bao gồm Vogue Weddings, The Monday Makeover, From the Vogue Closet, Fashion Week, Elettra’s Goodness, Jeanius, Vintage Bowles, The Backstory, Beauty Mark, Met Gala, Voguepedia, Vogue Voices, Vogue Diaries, CFDA/Vogue Fashion Fung, và Monay’s with Andre.

vo 9

SÁCH

Những cuốn sách được sản xuất bởi Vogue gồm In Vogue: An Illustrated History of the World’s Most Famous Fashion Magazine, Vogue: The Covers, Vogue: The Editor’s Eye, Vogue Living: House, Gardens, People, The World in Vogue, Vogue Weddings: Brides, Dresses, Designers, and Nostalgia in Vogue.

vo 10

VOGUEPEDIA

Ra mắt vào năm 2011 nhờ Condé Nast Digital, Voguepedia là một bách khoa toàn thư thời trang gồm những ấn bản được lưu trữ của Vogue Mỹ từ năm 1982. Chỉ có nhân viên của Vogue mới có thể đóng góp thêm vào bách khoa tòan thư này, hoàn toàn khác với VogueEncyclo – được quản lý bởi Vogue Ý – khi ai cũng có thể đóng góp vào được cho nó. Kể từ ngày 9 tháng 5 năm 2013, trang web không còn thể hiện đầy đủ chức năng của chính những, nhưng những mã code vẫn được hiển thị khi tra kết quả và chỉ hiển thị những kết quả có giá trị nhất định.

vo 11

CÁC ẤN BẢN KHÁC

Năm 2005, Condé Nast cho ra mắt tạp chí Men’s Vogue (Vogue dành cho nam giới) và đã thông báo kế hoạch cho ra mắt Vogue Living bản Mỹ vào năm 2006 (lúc này đã có ẩn bản ở Úc). Men’s Vogue đã ngừng xuất bản dưới dạng một ấn bản độc lập vào tháng 10 năm 2008, và chỉ được xuất hiện hai lần một năm trong cuốn ấn bản chính.

Condé Nast cũng đã từng xuất bản Teen Vogue, một phiên bản dành cho những cô gái tuổi teen tại Hoa Kỳ. Hàn Quốc và Úc từng xuất bản Vogue Girl (hiện đang ngừng xuất bản thêm), ngoài ra còn có các phiên bản như Vogue living và Vogue Entertaining + Travel.

vo 12

Vogue Homes International là tạp chí thời trang nam giới quốc tế có trụ sở tại Paris, Pháp và L’uôm Vogue thì là phiên bản dành cho nam giới của nước Ý. Những phiên bản Vogue Ý khác bao gồm vogue Casa và Bambini Vogue.

Đến năm 1961, Vogue là nhà xuất bản Vogue Patters, một công ty thiết kế mẫu nhà. Nó đã được bán cho Butterick Publishing, cũng do Vogue cấp phép, Vogue Trung Quốc đã ra mắt vào tháng 9 năm 2005, với hình ảnh của siêu mẫu Gemma Ward cùng với những người mẫu Trung Quốc khác ở trên bìa tạp chí. Năm 2007, phiên bản Vogue tiếng Ả Rập đã bị từ chối vởi Condé Nast International. Tháng 10 năm 2007, Vogue Ấn Độ đã được ra mắt và theo sau đó, tháng 3 năm 2010, Vogue Thổ Nhĩ Kỳ đã được xuất bản.

Vào ngày 5 tháng 3 năm 2010, 16 tổng biên tập viên quốc tế của Vogue đã gặp nhau tại Paris để thảo luận về 2nd Fashion’s Night Out (Đêm nhạc thời trang thứ 2). Tham dự cuộc họp bao gồm 16 tổng biên tập viên quốc tế của Vogue: Wintour (Vogue Mỹ), Emmanuelle Alt (Vogue Pháp), Franca Sozzani (Vogue Ý), Alexandra Shulman (Vogue Anh), Aliona Doletskaya (Vogue Nga), Angelica Cheung (Vogue Trung Quốc), Christiane Arp (Vogue Đức), Priya Tanna (Vogue Ấn), Rosalie Huang (Vogue Đài Loan), Paula Mateus (Vogue Bồ Đào Nha), Seda Domaniç (Vogue Thổ Nhĩ kỲ), Yolanda Sacristan (Vogue Tây Ban Nha), Eva Hughes (Vogue Mexico), Mitsuko Watanabe (Vogue Nhật Bản), và Daniela Falcao (Vogue Brazil).

Từ năm 2010, có thêm 7 tổng biên tập viên mới tham gia vào Vogue: Victoria Davydova thay thế cho vị trí của Aliona Doletskaya ở vị trí tổng biên tập viên của Vogue Nga, Emmanuelle Alt thay thế cho Carine Roitfeld sau khi bà từ chức tổng biên tập tại Vogue Pháp; Edwina McCann thay cho Kirsie Clements sau khi bà bị đuổi khỏi vị trí tổng biên tập của Australian Úc; Kelly Talamas thay thế Eva Hughes tại Vogue Mexico và Vogue Mỹ Lantin, khi Hughes trở thành CEO của Condé Nast Mexico và Latin America vào năm 2012; Karin Swerink, Kullawit Laosukrsi, và Masha Tsukanova được bổ nhiệm làm tổng biên tập cho ấn bản mới được xuất bản ở Hà Lan, Thái Lan và Ukraina.

Phần 1

Nguồn: iDesign