Brands
Search
Search

Mục lục

1. Thương hiệu là gì?

Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì:

“Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”.

Định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (W/PO):

“Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp”

Hoặc có thể hiểu thương hiệu theo cách sau:
Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). Thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship)
Thương hiệu giúp khách hàng nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công chúng như thế nào.
thuonghieulagi0 1400293699

2. Quá trình hình thành thương hiệu như thế nào?

Để một thương hiệu lớn mạnh và được nhiều khách hàng quan tâm thì thương hiệu đó cũng phải trải qua nhiều đoạn khác nhau. Và quá trình hình thành một thương hiệu bất kì thường gồm 4 giai đoạn sau.

Giai đoạn 1 : Hình thành thương hiệu

 Giai đoạn đầu tiên đó là sự hình thành thương hiệu. Thương hiệu không phải là một sản phẩm hay dịch vụ, mà là tượng trưng cho lời cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lời cam kết có thể mang tính thực tế (như một chiếc áo trắng sạch do sử dụng OMO) hoặc có thể thiên về tình cảm.
Giai đoạn này là giai đoạn doanh nghiệp bắt đầu hình thành những sản phẩm , giá trị mang lại cho khách hàng.

Giai đoạn 2 : Nhận diện thương hiệu

Doanh nghiệp cần phải làm gì để giúp khách hàng có được một ấn tượng tốt đẹp về thương hiệu cũng như giúp cho thương hiệu tìm được một chỗ đứng trong lòng khách hàng?
Thương hiệu đi vào  lòng người tiêu dùng qua một trong hai con đường sau: lý trí hoặc tình cảm.
Lý trí thường  các khách hàng thường quan tâm đến lợi ích về tính năng của sản phẩm như màu sắc, kiểu dáng, giá cả, chất lượng và dịch vụ mang lại như thế nào.
Tình cảm : Các đối tượng khách hàng này thấy có sự đồng cảm trong đó .Việc nhận diện thương hiệu bằng tình cảm hay còn gọi là cảm xúc giúp cho sức lan tỏa của thương hiệu nhanh hơn, hiệu quả hơn và còn người thường hay đưa ra lựa chọn bằng cảm xúc.
Việc xây dựng thương hiệu bằng tình cảm sẽ hay gặp rủi ro, nếu mình xây dựng thành công thì khách hàng sẽ chấp nhận nhanh chóng, nếu mình xây dựng không thành công và gặp một số rủi ro nào đó thì sẽ bị khách hàng từ chối ngay  và khó có thể xây dựng được lại hình ảnh. Nên cần phải cẩn thận khi xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc.

Giai đoạn 3 : Trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng

Khách hàng lúc  nào cũng mong muốn thương hiệu  mình chọn thể hiện sự am hiểu và sáng suốt trong lựa chọn. Thương  hiệu giữ vai trò là biểu tượng cho chất lượng và sự bảo đảm, giúp đơn giản hoá các quyết định mua hàng nhanh chóng . Nếu khách hàng nhận biết được thương hiệu thì họ có thể nắm bắt được giá trị và hiểu các quyền lợi mà thương hiệu mang lại .

Trải nghiệm của khách hàng khi mua hàng sẽ ảnh hưởng bởi các yếu tố như màu sắc , hình ảnh sản phẩm, giá cả, nhân viên bán hàng.
Thương hiệu có vai trò gì trong việc quyết định mua , đứng trước hai sản phẩm giống nhau, giá thành bằng nhau thì khách hàng sẽ có thói quen chọn thương hiệu họ biết tới, mặc dù họ chưa sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó bao giờ.  Khách hàng sẽ dành niềm tin để trải nghiệm sản phẩm của thương hiệu đó xem có đúng như thương hiệu đó nói không.

Vì vậy trong giai đoạn trải nghiệm mua của khách hàng , các doanh nghiệp cần phải thu hút sự chú ý của khách hàng, và cho khách hàng thấy thương hiệu mình sẽ mang lại nhiều giá trị, giá trị trong quá trình sử dụng dịch vụ và sau khi sử dụng dịch vụ, để khách hàng có thể lựa chọn dễ dàng hơn.

Đây là ranh giới giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng thật sự. Thương hiệu cần phải vượt qua các đối thủ khác trong việc thu hút các khách hàng tiềm năng trở thành những khách hàng thực sự, nếu không vòng đời thương hiệu sẽ sớm dừng kết thúc.

Giai đoạn 4 : Hoạt động quảng bá thương hiệu.

Truyền thông thương hiệu là vai trò lớn trong việc phát triển thương hiệu dài lâu.
Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có những phương pháp tạo dựng hình ảnh, dấu ấn và thương hiệu riêng để khẳng định uy tín đồng thời đem lại riêng biệt  về sản phẩm của mình để nó dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Các doanh nghiệp hiện nay thường định vị sản phẩm và quảng bá sản phẩm của mình bằng nhiều phương thức khác nhau: kênh quảng cáo, kênh truyền thông (PR), chính sách giá,… với mục tiêu chủ yếu là định vị thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng.

Vai trò chính của các hoạt động truyền thông thương hiệu là giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc truyền tải các thông điệp của mình đến khách hàng, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đi vào nhận thức của họ một cách tự nhiên và khiến cho khách hàng nhớ thương hiệu doanh nghiệp nhanh chóng.

Để một thương hiệu phát triển phải trải qua nhiều giai đoạn và sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hình thành vì vậy cần có chiến lược cụ thể và hướng đi cho thương hiệu của mình.

Linh Pham – ATPSoftware