“Franchising là một ngành kinh doanh mà quý vị có thể kiếm được rất nhiều tiền, nhưng nếu chúng ta không có đạo đức kinh doanh thì không thể tồn tại lâu. Khi tôi ngoài 30 tuổi, tôi mới nghiệm ra điều này”.
Tại Việt Nam, bên cạnh các bên bán nhượng quyền đến từ quốc tế (phổ biến là các thương hiệu thức ăn nhanh như McDonald’s , KFC, quán trà sữa, cà phê, bán lẻ…) cũng có nhiều doanh nghiệp Việt tự xây dựng thương hiệu với mong muốn bán nhượng quyền cho các bên mua trong nước, thậm chí là quốc tế.
Trong mối quan hệ giữa người bán và người mua nhượng quyền, ngoài các nghĩa vụ về mặt pháp lý, còn những lưu ý “không nằm trên giấy” nên biết càng sớm càng tốt.
“Phải trung thực với người mua nhượng quyền về những chi phí mình thu của họ, đó là đạo đức kinh doanh”
Trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, bên mua có nghĩa vụ trả các khoản phí cho bên bán (như phí nhượng quyền, phí duy trì…), đồng thời bên bán, ngoài cho phép bên mua sử dụng thương hiệu, bí quyết, mô hình kinh doanh, sẽ cần cung cấp thêm các yếu tố phục vụ cho việc kinh doanh cho bên mua.
Điển hình như trong nhượng quyền nhà hàng, bên bán có thể cung cấp các thực phẩm, nguyên liệu phục vụ chế biến.
Điển hình như trong nhượng quyền nhà hàng, bên bán có thể cung cấp các thực phẩm, nguyên liệu phục vụ chế biến. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, có một sai lầm mà bên bán thường hay mắc phải là… tham lam tính phí quá cao cho những nguồn cung trên.
Ông Jonathan Kwon – Thành viên Hiệp hội nhượng quyền Hàn Quốc, người có nhiều năm kinh doanh nhượng quyền chia sẻ tại một hội thảo mới đây: “Phải trung thực với người mua nhượng quyền về những chi phí mình thu của họ, đó là đạo đức kinh doanh . Ví dụ cái này 150 đô, trong khi người ta có thể mua được với giá 80 đô thì mình đâu có quyền đặt giá quá cao như vậy”.
Ông Jonathan Kwon cho biết thêm: “Nếu mình tính mức giá phí quá cao thì chúng ta cũng không thể tạo ra mức lợi nhuận cho họ. Người ta không thể kinh doanh tốt, thời gian tồn tại 1 -2 năm là đóng cửa”.
“Phải trung thực với người mua nhượng quyền về những chi phí mình thu của họ, đó là đạo đức kinh doanh”.
Theo đại diện Hiệp hội nhượng quyền Hàn Quốc, việc đưa ra mức giá nguồn cung hợp lý giúp “việc kinh doanh của 2 bên đều thuận lợi”.
“Chúng tôi gọi đó là win-win, hai bên cùng thắng”, ông Jonathan Kwon kết luận.
Một điểm nữa ông Jonathan chỉ ra, là những bất hợp lý về giá cả sớm muộn thì người mua nhượng quyền cũng biết được nhờ tìm hiểu và tham gia vào các hiệp hội nhượng quyền. “Người ta đều biết được hết, những tiếng xấu như vậy sẽ đồn xa và làm cho công việc kinh doanh của mình không tốt được”, ông nói.
“Người mua nhượng quyền như em bé, họ luôn khóc than, luôn cần chăm sóc”
Một sai lầm nữa của bên bán nhượng quyền, theo ông Wan Muhammad Zaina Hj. Wan Yahya – Đại diện hiệp hội nhượng quyền Malaysia, là “không quan tâm đến người mua nhượng quyền mà chỉ lo thu phí”.
Đại diện hiệp hội nhượng quyền Malaysia dẫn ra câu chuyện của McDonald’s, thương hiệu “rất quan tâm chăm sóc người mua nhượng quyền”. Ông cho hay, với một sản phẩm bánh mới ra thì McDonald’s thống nhất sản phẩm với các bên mua rồi mới tiến hành chế biến.
Theo ông Wan, bên bán nhượng quyền cần phải hết sức hỗ trợ bên mua, cung cấp các thông tin hữu ích phục vụ việc kinh doanh, vì đó là bên bán sản phẩm và tạo ra doanh số cho doanh nghiệp mình.
“Một khi sản phẩm không thành công, không phù hợp với thị trường thì lúc đó mình cần có những điều chỉnh với bên mua. Giữa bên mua và bên bán cần phải có sự hợp tác tốt”, ông Wan nói.
Ông Wan Muhammad Zaina Hj. Wan Yahya (ngoài cùng bên trái) và ông Jonathan Kwon. Ảnh: FB Nguyễn Phi Vân
Đồng tình với ý kiến trên, ông Jonathan Kwon cho rằng người bán không nên “ích kỷ” nghĩ cho riêng mình mà phải lắng nghe người mua nhượng quyền – những người bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng.
“Chỉ quan tâm đến mình mà quên đi đối tác, cái đó không lâu dài. Tốt nhất là cung cấp thông tin hữu ích đối với người mua nhượng quyền, vì họ như những em bé, họ luôn khóc than, cần chăm sóc”, ông nói.
Đại diện Hiệp hội nhượng quyền Hàn Quốc cũng thừa nhận việc tính phí nguồn cung quá cao hay chỉ nghĩ đến chuyện thu phí là những sai lầm thời còn trẻ của ông.
“Franchising là một ngành kinh doanh mà quý vị có thể kiếm được rất nhiều tiền, nhưng nếu chúng ta không có đạo đức kinh doanh thì không thể tồn tại lâu. Khi tôi ngoài 30 tuổi, tôi mới nghiệm ra điều này”, ông chia sẻ.
Nguồn: cafef.vn
Minh Phương- ATP Software