Brands
Search
Search

Nguyên tắc đặt tên thương hiệu sao cho chuẩn

Mục lục

Tên thương hiệu, tên doanh nghiệp – công ty là những thứ đầu tiên mà khách hàng nhớ tới mỗi khi họ lục lại bộ não để tìm những sản phẩm, dịch vụ mình đã từng trải nghiệm qua. Một công ty được cho là thành công khi và chỉ khi khách hàng nhớ được nhận diện thương hiệu của họ. Và tất nhiên, mọi công sức của bộ phận Marketing sẽ là vô nghĩa nếu không thực hiện được điều này. Vậy nếu bạn bắt đầu kinh doanh, thành lập doanh nghiệp nhưng không biết nên đặt tên doanh nghiệp, tên thương hiệu của mình làm sao cho chuẩn cho đúng và ấn tượng và không ảnh hưởng tới việc kinh doanh sau này.
Trước khi đặt tên doanh nghiệp, thương hiệu bạn hãy xem ngay các nguyên tắc đặt tên bên dưới, để không mắc sai lầm khi đặt tên

 

Phần 1 : Các nguyên tắc đặt tên thương hiệu

1. Bảo hộ được

Điều kiện tiên quyết là tên thương hiệu phải bảo hộ được về mặt pháp lý để tránh bị nhái. Tên dù có tuyệt vời như thế nào nhưng không bảo hộ được thì sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp. Trường hợp bất đắc dĩ thì có thể cân nhắc phương án bảo hộ bằng hình ảnh (logo) thay vì bảo hộ tên.

2. Tên miền có sẵn

Đa phần domain website đều được lấy theo tên thương hiệu. Vì vậy, nếu không thể đăng ký tên miền thì bạn nên cân nhắc việc phát triển tên khác thay vì sử dụng tên mà không thể đăng ký tên miền. Hãy đăng ký tên miền sớm nhất có thể.

3. Đơn giản và dễ nhớ

Một trong những nguyên lý bị vi phạm nhiều nhất là nguyên lý về sự “đơn giản”. Đừng đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc.

Dù là tên nước ngoài (Anh, Pháp, Nhật…) hay tên tiếng Việt thì cách tốt nhất là “viết sao đọc vậy”. Tên có thể dài nhưng dễ đọc, dễ nhớ sẽ hiệu quả hơn tên ngắn nhưng khó nhớ.

Hãy nhìn những tên thương hiệu Việt như Trung Nguyên, Hoàng Anh Gia Lai, Sông Đà…, liệu người nước ngoài có thể đọc được có thể nhớ được hay không? Hay một số thương hiệu nổi tiếng thế giới như Bvlgari, TAGHeuer, Givenchy… luôn làm cho khách hàng cảm thấy bối rối khi đọc.

Một lời khuyên quan trọng giúp tên thương hiệu dễ nhớ hơn là tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e. Hãy nhìn vào tên các thương hiệu lớn trên thế giới như Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi, Virgin, Motorola, Lenovo… Các nguyên âm sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc và dễ nhớ hơn không.

4. Tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa

Không ít công ty dở khóc dở cười với tên thương hiệu khi nó mang nghĩa tiêu cực tại thị trường nào đó. Ngược lại, có những tên không gặp vấn đề về nghĩa, nhưng nếu đọc thành tiếng thì âm của nó có thể được liên tưởng với những thứ tiêu cực, nhạy cảm.

Vào năm 1991, hãng xe hơi Mazda đã tung ra dòng sản phẩm có tên gọi Laputa tại Tây Ban Nha. Vấn đề là “Puta” trong tiếng bản địa có nghĩa là “gái mại dâm”. Hoặc trường hợp mì Sagami tại Việt Nam thật không may khi trùng với tên của thương hiệu bao cao su Sagami tại Nhật.

5. Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm

Mặc dù không phải trường hợp nào tên thương hiệu cũng cần thể hiện ngành nghề và sản phẩm, tuy nhiên với những thương hiệu nhỏ, mới, chưa được nhận biết rộng rãi, việc thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm trong tên thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông.

Bạn khá dễ nhận thấy các yếu tố thể hiện ngành nghề trong tên các thương hiệu giáo dục bằng cách sử dụng tiếp tố “edu” như Eduzone, Hope Education…; hay bất động sản thường gắn với “land” như Capitaland, Nova Land…; đồ dùng cho mẹ và bé như Kids Plaza, shoptretho…; ngành sữa có Vinamilk, TH True milk, Vinasoy…

6. Thể hiện sự khác biệt

Tên thương hiệu cần thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ trực diện. Không nên đặt tên giống hoặc na ná tên của đối thủ, cũng không nên sử dụng những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.

Pin tiểu Duracell được định vị với thuộc tính “bền”, vì vậy bản thân một phần cái tên – Dura (lấy từ durable – bền) được dùng đặt tên thương hiệu để chuyển tải ý tưởng này và tạo sự khác biệt với đối thủ Energizer.

7. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Hãy hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu đặt tên thương hiệu mà bỏ qua phân khúc và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? Tên thương hiệu bằng tiếng Anh có phù hợp với người Việt phân khúc thấp cấp không? Ngược lại tên tiếng Việt liệu có thể thành công ở phân khúc người nước ngoài hay không? Điều này đặc biệt quan trọng!

Khi đặt tên thương hiệu, hãy xác định rõ thị trường mục tiêu (Việt Nam hay nước ngoài), phân khúc (thấp – trung hay cao) và khách hàng mục tiêu là ai?

Với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.

Sẽ thật vô nghĩa nếu tên thương hiệu thành công trong việc thu hút được nhóm khách hàng khác nhưng lại thất bại trước nhóm khách hàng mục tiêu.

Nguyên tắc chỉ là nguyên tắc, nhưng có một điều chắc chắn là với những doanh nghiệp nhỏ, một cái tên xuất sắc hội đủ 7 tiêu chí này sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc tiết kiệm cả thời gian và chi phí marketing cho doanh nghiệp.

Phần 2 :  Những cách đặt tên thương hiệu phổ biến.

Có khá nhiều cách đặt tên cho thương hiệu nhưng tựu chung lại có 8 cách đặt tên phổ biến mà các thương hiệu lớn thường dùng:

1. Đặt tên công ty theo tên người sáng lập

adidas 1527137308

Tên Adidas theo tên ba người sáng lập

Nhiều công ty thường đặt tên theo tên người sáng lập như: Walt Disney, Toyota, Honda…

  • Ưu điểm của cách đặt tên này là dễ dàng bảo vệ thương hiệu khi có tranh chấp và không tốn thời gian sáng tạo tên thương hiệu.
  • Nhược điểm là tên thương hiệu gắn bó chặt chẽ với người sáng lập, gây khó khăn nếu muốn chuyển quyền thương hiệu.

2. Đặt tên công ty bằng mô tả

7Eleven 1527137337

Thương hiệu Seven Eleven đặt tên theo giờ mở cửa công ty.

  • Ưu điểm cách đặt tên này chính là dùng từ mô tả ngắn gọn về thương hiệu làm tên công ty. Phương pháp này truyền đạt trực tiếp bản chất của công ty.
  • Nhược điểm đặt tên theo mô tả có thể gây khó khăn khi có tranh chấp sở hữu tên thương hiệu.

3. Đặt tên thương hiệu bằng từ viết tắt

BMW 1527137359

BMW là viết tắt của Bayerische Motoren Werke (Tập đoàn ô tô của vùng Bavaria).

Tên viết tắt được rút gọn của tên đầy đủ công ty hoặc viết tắt chiến lược kinh doanh.

  • Ưu điểm việc rút ngắn tên giúp tên công ty trở nên ngắn gọn hơn, thuận tiện khi giao dịch cùng khách hàng.
  • Nhược điểm là khó nhớ, khó xây dựng nhận diện thương hiệu bằng tên này và khó xin bản quyền tên thương hiệu.

4. Đặt tên công ty theo tên gợi ý

Sharp 1527137389

Tên Sharp được lấy tên từ sáng chế đầu tiên của người sáng lập, bút chì cơ khí Eversharp.

Cách đặt tên thương hiệu như Uber hoặc Slack được ra khỏi từ điển và gợi ý đến lĩnh vực hoạt động của thương hiệu. “Uber” nghĩa đen trong từ điển là nổi bật, ý muốn nói công ty starup này với tham vọng lớn lao, táo bạo, rộng lớn hơn.

  • Ưu điểm dễ khiến khách hàng liên tưởng tới lĩnh vực kinh doanh của công ty.
  • Nhược điểm là thật khó tìm thấy từ gợi ý chưa được dùng.

Những từ ngữ gợi ý có vẻ là ý tưởng hay để đặt tên thương hiệu, nhưng có đến 300 triệu công, tương đương 300 triệu tên thương hiệu thì thật khó tìm được cái tên gợi ý chưa được dùng.

5. Đặt tên công ty bằng hai từ ghép với nhau

Lego 1527137430

Lego là viết tắt của LeGodt có nghĩa là chơi tốt

Tên thương hiệu tổng hợp nổi tiếng: Những tên thương hiệu như Facebook và RayBan được tạo ra bằng cách ghép hai từ lại với nhau.

  • Ưu điểm là cách đặt tên này khá dễ nhớ, gần như không có nhược điểm!

6. Đặt tên công ty sáng tạo

Skype 1527137482

Đặt tên thương hiệu của Skype dựa vào khái niệm Sky peer to peer (mạng ngang hàng) sau đó chuyển thành Skyper và rút gọn thành Skype.

Bởi vì rất khó để tìm tên mới, nên các công ty như Kleenex và Pinterest đã tự sáng tao ra tên của họ bằng cách thêm hoặc bớt các ký tự để tên công ty trở nên khác biệt.

  • Ưu điểm của phương pháp đặt tên này khiến công ty trở nên nổi bật, độc đáo và dễ dàng đăng ký bảo hộ tên thương hiệu.
  • Nhược điểm là nếu bạn không cẩn thận, tên công ty sẽ trở nên ngớ ngẩn và vô nghĩa.

7. Đặt tên công ty theo liên kết

Nike 1527137509

Tên thương hiệu Nike đặt theo tên nữ thần chiến thắng Hy Lạp.

Cách đặt tên này sử dụng danh từ khiến khách hàng liên tưởng đến thương hiệu. Phương pháp này khá được ưa chuộng trên thế giới vì dễ ghi nhớ tên thương hiệu.

  • Ưu điểm là tên thương hiệu tạo liên kết cho khách hàng dễ liên tưởng, tên thương hiệu trở nên hấp dẫn hơn.
  • Nhược điểm thì là tên địa danh, nhận vật ngày càng hiếm, khó tìm tên chưa có chủ.

Thêm một số cách đặt tên khác

Samsung 1527137541

Samsung theo tiếng Hàn có nghĩa là ba ngôi sao.

Một số tên thương hiệu có cách đặt tên dựa theo ngôn ngữ mẹ đẻ, không phải tiếng anh. Ví dụ:

  • Zappos xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha là zapppatos có nghĩa là giày
  • Hulu được lấy cảm hứng từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là sử dụng để lưu trữ những thứ quý giá
  • Samsung có nghĩa là tam sao trong tiếng Hàn có nghĩa là ba ngôi sao.

8. Đặt tên theo dạng trìu tượng

Tên thương hiệu trừu tượng vốn là những chữ cái vô nghĩa, được người sáng lập sử dụng kỹ thuật chơi chữ để đặt cho thương hiệu của mình, ví dụ: Kodak, Xerox hay Rolex.

Những tên thương hiệu dạng này rất dễ cấp quyền tên thương hiệu do không có ai từng đặt tên như vậy. cũng sử dụng kiểu đặt tên này. Cách đặt tên thương hiệu này khá hay mà bạn có thể thử với Startup của mình.

Trên là những nguyên tắc đặt tên và một số gợi ý để bạn có thể đặt tên cho doanh nghiệp, thương hiệu của mình.

Nguồn : Tổng hợp
Linh Pham – ATPsoftware