A. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU
Bước 1: Xác định đối tượng và phạm vi xem xét bảo hộ
Tại bước này, Luật sư sẽ cho ý kiến về tính khả thi của việc xem xét bảo hộ của nhãn hiệu và xác định phạm vi bảo hộ về mặt sản phẩm, dịch vụ cũng như phạm vi không gian địa lý bảo hộ.
Bước 2: Tra cứu, đánh giá sơ bộ về tình trạng nhãn hiệu.
Tại bước này, Luật sư sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ xem nhãn hiệu có bị trùng hoàn toàn hoặc tương tự (gần giống) với nhãn hiệu khác đã được bảo hộ. Luật sư cũng sẽ cung cấp các thông tin rằng nhãn hiệu có đáp ứng hay không theo tiêu chuẩn được xem xét bảo hộ của pháp luật. Tất nhiên, ý kiến của Luật sư chỉ được dùng để tham khảo, quyết định cuối cùng thuộc về cơ quan thẩm quyền.
Bước 3: Nộp đơn và theo dõi thẩm định đơn
Tại bước này, đơn nhãn hiệu sẽ được xem xét, đánh giá chính thức về hình thức và nội dung bởi các thẩm định viên nhãn hiệu. Kết quả của quá trình thẩm định là văn bản thông báo dự kiến cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu hoặc văn bản thông báo đề nghị sửa đổi hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Cũng tại bước này, thường phát sinh việc phải sửa đổi, giải trình hoặc hủy bỏ nội dung nào đó của đơn đăng ký nhãn hiệu là những nghiệp vụ mang tính chuyên môn của Luật sư về nhãn hiệu.
Việc thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu diễn ra qua 3 bước cơ bản sau đây:
a) Thẩm định hình thức:
Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không .Thẩm định về mặt hình thức là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
b) Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
c) Thẩm định nội dung:
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Sau thời gian quy định trên nếu đơn của công ty bạn hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho công ty bạn.
Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ
Trường hợp nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu luật định về bảo hộ nhãn hiệu thì chủ đơn nhãn hiệu sẽ nhận được văn bản thông báo dự kiến cấp văn bằng bảo hộ.
B. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
– Tờ khai đăng ký Nhãn hiệu – Tải mẫu Tại đây,
– Đăng ký kinh doanh (nếu chủ đơn là công ty) hoặc CMND nếu chủ đơn là cá nhân,
– Mẫu Nhãn hiệu (Gồm Logo và/hoặc chữ )
– Giấy giới thiệu của công ty,
Xem tham khảo Mẫu văn bằng bảo hộ Tại đây
C. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Đăng ký Nhãn hiệu hay Đăng ký Thương hiệu?
Thông thường có hai cách nói, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ thương hiệu. Cách nói đăng ký nhãn hiệu là theo pháp lý, còn đăng ký thương hiệu là theo cách hiểu thông thường. Nhãn hiệu là đối tượng được quy định trong pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành để chỉ dấu hiệu nhận biết (tên gọi, hình ảnh, logo,…); còn Thương hiệu là khái niệm marketing có nội hàm rộng hơn nhãn hiệu – nghĩa là, ngoài tên gọi, logo; thương hiệu còn chứa các yếu tố trừu tượng như ấn tượng, cảm xúc, sự nổi tiếng,… Như vậy, trong trường hợp này phải nóichính xác là Đăng ký Nhãn hiệu.
Cá nhân hay Công ty đứng đơn đăng ký nhãn hiệu?
Pháp luật hiện hành cho phép chủ nhãn hiệu có thể đứng danh theo cá nhân hoặc công ty. Nếu cá nhân đứng làm chủ đơn đăng ký thì nhãn hiệu thuộc về sở hữu cá nhân, còn công ty đứng làm chủ đơn đăng ký thì nhãn hiệu thuộc về sở hữu công ty.
Có giới hạn sản phẩm, dịch vụ đăng ký theo nhãn hiệu?
Pháp luật hiện hành không giới hạn số lượng sản phẩm, dịch vụ đăng ký theo nhãn hiệu. Tuy nhiên, chủ nhãn hiệu cần căn cứ theo chiến lược, kế hoạch kinh doanh để xác định phạm vi sản phẩm, dịch vụ đăng ký thích hợp, tránh tốn kém không cần thiết.
Có thể sử dụng, khai thác nhãn hiệu khi mà chưa được cấp văn bằng bảo hộ?
Không có quy định bắt buộc rằng không được sử dụng, khai thác nhãn hiệu khi chưa được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, trường hợp xảy ra tranh chấp thì văn bằng bảo hộ là căn cứ tốt nhất để dành phần thắng.
Khi chọn tên hay thuê thiết kế logo làm nhãn hiệu cần lưu ý gì?
Cần đảm bảo rằng tên và logo được chọn không trùng lặp hoặc tương tự gần giống với bất kỳ tên, logo đang lưu hành có thể đã được bảo hộ. Các tên gọi, logo có tính sáng tạo cao, độc đáo thường dễ dàng được bảo hộ hơn là trông “hao hao” cái gì đó đang tồn tại. Nếu đi thuê đặt tên hoặc thiết kế logo, cần yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ cam kết đảm bảo không trùng với tên hoặc logo đang có, chí ít trong phạm vi họ kiểm soát được. Sau khi hoàn thành việc đặt tên hoặc thiết kế logo làm nhãn hiệu, tốt nhất nên nhờ Luật sư Nhãn hiệu tra cứu, đánh giá về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.
Nhãn hiệu được bảo hộ vĩnh viễn?
Đúng, với điều kiện cứ hết thời hạn 10 năm, chủ nhãn hiệu phải làm thủ tục gia hạn hiệu lực cho văn bằng bảo hộ.
Thế nào là nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu?
Trường hợp có hai chủ thể đăng ký cùng một nhãn hiệu thì pháp luật chỉ chấp nhận bảo hộ cho chủ thể có thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sớm hơn
Đăng ký nhãn hiệu dạng màu hay đen trắng?
Không có quy định bắt buộc chọn đăng ký màu hay đen trằng cho nhãn hiệu, tuy nhiên, lựa chọn phương án nhãn hiệu đen trắng là tối ưu hơn cả nhằm đảm bảo tính linh hoạt khi sử dụng nhãn hiêu và phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.
Nguồn: http://www.dazpro.com
Minh Phương- ATP Software