Kinh doanh nhỏ nên kinh doanh gì? Cách kinh doanh nhỏ như thế nào hiệu quả? Đó Có phải là tất cả những gì bạn quan tâm? Hãy tìm hiểu sâu hơn về cách thức và hình thức của mô hình kinh doanh nhỏ này, để có thể thành công!
Có phải bạn đã có lúc muốn mình sẽ tập kinh doanh để được khám phá bản thân, để được thực sự trải nghiệm những điều tuyệt vời mà chỉ có nghề kinh doanh đem lại. Nhưng kinh doanh không phải là chuyện nói chơi, để lấy được tiền của khách hàng còn rất nhiều yếu tố phức tạp khác, quan trọng phải là vốn lớn: để thuê mặt bằng, đầu tư sản xuất/nhập hàng, thuê nhân công, đầu tư chi phí marketing, rồi tiền trang trải các phụ phí như: thuế, điện, nước hàng tháng…
Vậy những người ít vốn lại muốn kinh doanh, muốn hạn chế rủi ro và muốn có thêm thu nhập nên làm thế nào? Làm thế nào để kinh doanh nhỏ có thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn với ngân sách không giới hạn? Để kiếm lời thì kinh doanh nhỏ sẽ là hướng đi rất tốt trong năm 2020 khi thời đại internet và mạng xã hội bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay.
Lời khuyên để kinh doanh nhỏ thành công
1. Tạo ra giá trị
Tạo ra giá trị cho khách hàng của bạn là rất quan trọng trong bất kỳ chiến lược thu hút nào. Cho dù là online, offline hoặc qua email, khả năng tạo ra giá trị mà kích thích khách hàng và lôi kéo họ vào cửa hàng có thể là sự khác biệt giữa kinh doanh đang phát triển và đang trì trệ.
Kinh doanh nhỏ có lợi thế hơn so với các nhà bán lẻ lớn ở việc bạn hiểu biết về khách hàng của mình. Bạn tương tác với họ hàng ngày, nghe mong muốn của họ, nhu cầu của họ, và phàn nàn của họ. Hãy tận dụng những hiểu biết này để cung cấp cho khách hàng quen của bạn những gì họ muốn, cả trong cửa hàng và online.
Khi đăng bài trên mạng xã hội, hãy thực hành quy luật 80/20. Hãy chắc chắn rằng ít nhất 80 phần trăm các nội dung mà bạn đăng đem lại lợi ích cho khách hàng. Sau đó, dành 20 phần trăm còn lại để nói về việc kinh doanh của bạn. Nội dung có ích, khuyến khích tương tác, và hài hước là con đường để đi. Nhưng hãy nhớ, những gì bạn đăng tạo ra cá tính riêng của thương hiệu. Xoay quanh những bài viết thể hiện cá tính độc đáo của cửa hàng bạn như: 10 trang phục không ai sẽ mặc mùa cưới này hoặc Tủ quần áo của bạn ở tuổi 25 so với 35.
Đừng quên các khía cạnh xã hội của mạng xã hội. Hãy gần gũi và cá nhân hơn một chút. Nêu bật những trải nghiệm khách hàng, chia sẻ hình ảnh của nhân viên, và cho khách hàng một cái nhìn đằng sau hậu trường việc kinh doanh sẽ cá nhân hóa cửa hàng của bạn, nhấn mạnh thời gian và tình yêu dành riêng cho nó.
2. Theo dõi để cải thiện
Mạng xã hội không phải là một khía cạnh chỉ cần làm một lần và quên nó đi trong kinh doanh. Và cách duy nhất để hiểu làm thế nào để cải thiện chiến lược của bạn là theo dõi các hiệu ứng online như số lượt thích, bình luận, và chia sẻ. Việc theo dõi cũng bao gồm các tương tác cá nhân với khán giả của bạn. Việc bạn tương tác với khán giả như thế nào cũng quan trọng với thương hiệu của bạn như những gì bạn đăng hàng ngày.
Vì vậy, hãy chắc chắn các tương tác online, đặc biệt là tương tác công khai phản ánh sự lưu tâm và ý thức về thương hiệu. Theo dõi số lượng tương tác cả tích cực và tiêu cực mà bạn nhận được. Và hãy nhớ, một tương tác hoặc đánh giá tiêu cực không phải quá tồi tệ.
Giải quyết khiếu nại của khách hàng công khai có tiềm năng để cho toàn bộ khán giả thấy rằng thương hiệu của bạn không chỉ quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng, mà cũng sẵn sàng chấp nhận những lời chỉ trích.
3. Hãy nhất quán
Chỉ vì tâm trạng của bạn có thể dao động mỗi ngày, không có nghĩa là xây dựng thương hiệu của bạn cũng như vậy. Sự thống nhất giữa sự hiện diện online và offline là một trong những khía cạnh quan trọng nhất, nhưng vẫn bị xem nhẹ, trong marketing mạng xã hội. Không nhất quán trong xây dựng thương hiệu, tin nhắn, hoặc màu sắc có thể gây nhầm lẫn cho các khán giả online của bạn, có thể dẫn đến sự mất lòng tin cho các khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại.
Hầu hết mọi người không đưa ra quyết định mua ngay lập tức. Điều này đặc biệt đúng đối với kinh doanh nhỏ bán những dịch vụ đặc biệt hoặc sản phẩm đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Tạo và duy trì một thương hiệu phù hợp sẽ giúp giữ cho cửa hàng hoặc doanh nghiệp của bạn luôn được khách hàng nhớ đến trong quá trình mua hàng. Nếu thương hiệu của bạn dao động giữa việc hài hước và nghiêm túc với các bài đăng online, khách hàng ít có khả năng nhớ đến bạn. Vì vậy, giữ bài viết của bạn phù hợp, hấp dẫn, và nhất quán với thương hiệu.
Cách tạo dựng mô hình kinh doanh nhỏ thành công
Michael Gerber, tác giả cuốn sách The E-Myth Revisited (Xây dựng doanh nghiệp hiệu quả) nói rằng: đa số mọi nguời bắt đầu kinh doanh không quản lý nhân viên, mà bị “tuớc đoạt quyền làm chủ”.
Đừng nghĩ với một kế hoạch kinh doanh nhỏ thì bạn có thể “tùy cơ ứng biến”, công việc kinh doanh thay đổi theo thị trường và biến đổi liên tục. Do vậy bạn cần có các kế hoạch, 5 cách tạo dựng mô hình kinh doanh nhỏ đơn giản này sẽ giúp bạn có thể phát triển không chỉ bằng, mà còn vượt quá mong muốn, một mô hình kinh doanh nhỏ bạn tự hào làm chủ và tự hào đi lên nhanh chóng, như minh chứng cho khả năng của bạn.
Bước 1: Kế hoạch chi tiết cho cuộc sống
Kinh doanh, cho dù là kinh doanh nhỏ mất rất nhiều thời gian và sức lực, vì thế sẽ tốt hơn khi bạn chắc chắn được R.O.I của mình (return on investment: lợi ích trên đầu tư) muốn nhận đuợc. Tôi không nói lợi nhuận về tiền bạc, mà nói về một cảm nhận.
Bạn có thể có kế hoạch kinh doanh nhỏ thành công nhất, nhưng nếu bạn ghét thực hiện, nếu kế hoạch kinh doanh nhỏ đi ngược lại những giá trị cốt lõi của bản thân, nếu nó không cho phép bạn quan tâm đến những gì quan trọng nhất, hoặc nếu nó chiếm hết cuộc sống của bạn, thay vì mang lại nhiều thời gian cho cuộc sống hơn, đó không phải thành công – sẽ chỉ có một kế hoạch kinh doanh nhỏ với một gánh nặng chứ không phải một niềm vui.
Công việc kinh doanh nhằm mục đích mang lại cho bạn không chỉ nhiều tiền hơn, mà còn nhiều thời gian cho cuộc sống hơn, và quan điểm về “nhiều thời gian cho cuộc sống” của mỗi người là giống nhau. Nếu hiểu được kế hoạch chi tiết cuộc đời trước khi bạn lập kế hoạch kinh doanh nhỏ của mình, sẽ có nhiều cơ hội hơn để đạt được cả thành công và cảm giác hài lòng.
Kế hoạch chi tiết cuộc đời sẽ chỉ cho bạn làm thế nào để có một cuộc sống bao gồm công việc kinh doanh, thay vì nó lấy hết thời gian và sức lực của bạn. Với bước này, bạn sẽ đặt kế hoạch kinh doanh nhỏ trong bối cảnh của những giá trị và vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Bạn cũng sẽ tìm ra lý do cá nhân nhằm sử dụng thời gian, tiền bạc, và nỗ lực để bắt đầu và xây dựng doanh nghiệp nhỏ của mình.
Bước đầu tiên này sẽ giúp bạn đảm bảo mục tiêu cho cuộc sống và lý do để mở kế hoạch kinh doanh nhỏ là phù hợp. Vì thế, thay vì tâm trạng thất vọng việc thành lập mô hình kinh doanh sẽ đáp ứng được ý nguyện của bạn.
Bước 2: Tầm nhìn của bạn
Mô hình kinh doanh nhỏ của bạn chính là cách giúp cho bạn thể hiện mình tốt hơn trong vai trò là một người đang tồn tại, một thành viên gia đình và một người đóng góp cho xã hội.
Trong bước này, bạn sẽ xác định được khả năng của mình, tạo dựng một kế hoạch kinh doanh nhỏ cho phép bạn dùng chính khả năng đó để tự hoàn thiện bản thân. Trên cơ sở đó, bạn có thể đưa ra tầm nhìn tích cực và thuyết phục cho mô hình kinh doanh của mình.
Bước 3: Kế hoạch kinh doanh chi tiết
Một khi có tầm nhìn về mô hình kinh doanh nhỏ của mình, bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch để hướng tầm nhìn đó đi tới thành công. Ba bước cuối cùng tập trung những vấn đề cần thiết của mô hình kinh doanh đó là, toàn bộ những chức năng khác nhau phải được hoàn thiện để giữ cho cửa mô hình kinh doanh luôn mở và luồng tiền chảy vào.
Bạn sẽ bắt đầu bằng việc lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết một sự miêu tả chính xác nhũng gì cần thiết để điều hành mô hình kinh doanh dựa trên những yêu cầu tối thiểu hằng ngày. Đây không phải một “kế hoạch kinh doanh” được lập ra để bạn dự trù kinh phí. Thay vào đó, nó là một bản miêu tả tất cả những nhiệm vụ khác nhau sẽ thực hiện hàng ngày, nhằm phát triển mạnh mô hình kinh doanh của bạn. Với một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, bạn đã sẵn sàng mở cửa hoạt động và thành công trong tương lai.
Bước 4: Hệ thống kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh cho bạn thấy những gì cần làm, sự hệ thống khiến kế hoạch đó tự hoạt động. Xây dựng hệ thống giúp bạn theo dõi và điều chỉnh hoạt động. Nó sẽ cho phép bạn, giống như chủ doanh nghiệp ngủ ngon và thỉnh thoảng có thời gian rỗi, bởi vì bạn tin rằng mô hình kinh doanh của mình đang hoạt động trơn tru.
Trong bước này, bạn sẽ thiết lập hệ thống bạn cần để tổ chức tốt hơn và tận dụng đuợc thời gian và sức lực của mình (cũng như nhân viên và đối tác bên ngoài) hiệu quả hơn. Những hệ thống kinh doanh chính là chìa khóa để thành công trong cả kinh doanh nhỏ và cuộc đời lớn.
Buớc 5: Đội cộng sự
Liệu bạn là người chủ duy nhất hay còn có nhiều nhân viên khác, bạn lãnh đạo một nhóm gồm những người có ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh nhỏ của mình. Khách hàng là một phần trong nhóm của bạn, nhân viên và nhà cung cấp cũng vậy. Cũng có nhiều người với chuyên môn khác nhau bên ngoài (chủ ngân hàng, kế toán, luật sư…), đó là những người hỗ trợ bạn trong việc điều hành mô hình kinh doanh thành công. Trong bước này bạn sẽ biết cách làm sao để chiêu mộ được một đội cộng sự có tầm cỡ và nhờ họ trợ giúp để tạo dựng mô hình kinh doanh như mong muốn.
Nếu để thành công với kinh doanh nhỏ có vẻ như tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực, nó đúng là như vậy. Nhưng nó cũng có thể rất thú vị và đem lại lợi ích cho cả thương hiệu, cũng như lợi nhuận của bạn.
Hãy nhớ rằng, đừng bỏ qua các chiến lược truyền thông xã hội nào. Thực hiện truyền thông việc kinh doanh nhỏ của bạn trên mạng xã hội sẽ thu được những thành quả nhất định, giá trị xứng đáng với nỗ lực bỏ ra. Trên đây là chia sẻ của tranthinhlam.com. Nếu bạn thấy hay hoặc có các ý kiến khác hãy để lại bình luận bên dưới nhé!