2 tuần qua tháng 7 chắc là một tháng ” khá nhiệt” vì xảy ra khá nhiều tin tức về các thương hiệu. Cùng Brands điểm lại tất cả tin tức trên thị trường trong và ngoài nước nhé.
1. Facebook nhận khoản phạt kỷ lục 5 tỷ USD
Sau vụ bê bối bảo mật thông tin khi để Cambridge Analytica thu thập thông tin nhận dạng cá nhân của 87 triệu người, mới đây Facebook đã phải đối mặt với mức án phạt lên đến 5 tỷ USD từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC). Khoản tiền phạt 5 tỷ USD với Facebook vượt xa so với kỷ lục trước đây của FTC đối với vi phạm quyền riêng tư.
Năm 2012, Google bị phạt 22,5 triệu USD (khoảng 523 tỷ đồng) do chính sách quyền riêng tư trên trình duyệt Safari. Tuy nhiên, con số này không tác động lớn tới Facebook khi doanh thu quý vừa qua của công ty đạt 15 tỷ USD, thậm chí giá cổ phiếu còn tăng sau khi có tin về mức phạt. Mong rằng quyết định này sẽ thúc đẩy nhận thức của các nhà công nghệ về quyền riêng tư tại Mỹ.
2. Nivea bị cắt đứt mối quan hệ hợp 100 năm vì kỳ thị đồng tính
Câu chuyện bắt đầu từ cuộc trò chuyện giữa Nivea và công ty quảng cáo FCB, và một trong những người trò chuyện với bên Nivea là người đồng tính. Theo đó, FCB đưa ra ý kiến về một quảng cáo chăm sóc da có hai người đàn ông chạm tay vào nhau. Tuy nhiên, sự lưỡng lự và khó khăn trong quyết định từ phía đại diện Nivea đã khiến mối quan hệ hơn 100 năm giữa 2 công ty này đi đến sụp đổ. Động thái này của Nivea cũng đã gây ra sự phẫn nộ cho cộng đồng mạng, một số người đã chụp lại việc ném sản phẩm Nivea và tuyên bố tẩy chay thương hiệu.
3. Samsung bị kiện vì quảng cáo sai sự thật về tính năng chống nước của Galaxy
Mới đây, Ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng của Úc (ACCC) đã kiện Samsung về quảng cáo chống nước sai sự thật trên dòng Galaxy. ACCC đưa ra 2 điểm đáng chú ý trong quảng cáo của Samsung: Đầu tiên Samsung quảng cáo là có thể nhấn chìm Galaxy dưới 1.5m nước trong 30 phút sẽ không ảnh hưởng đến thiết bị trong suốt vòng đời, thứ hai Samsung quảng cáo Galaxy đang được dùng ở bãi biển hay hồ bơi trong khi chứng chỉ chống nước mới chỉ áp dụng với vùng nước ngọt. Samsung cũng bị tố từ chối bảo hành của người dùng khi họ báo điện thoại bị hỏng do tiếp xúc với nước.
Hiện tại, Samsung đã tạm dừng các hoạt động marketing và quảng cáo về chức năng chống nước của chiếc điện thoại và cho biết sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục miễn phí các vấn đề của khách hàng.
4. Instagram thêm công cụ chống bắt nạt qua mạng
Ngày 8/7 vừa qua, Instagram giới thiệu tính năng trí tuệ nhân tạo mới, thông báo cho người dùng nếu bình luận của họ bị xem là mang tích công kích trước khi bình luận được được đăng. Instagram cho biết sẽ sớm thử nghiệm tính năng Restrict, cho phép người dùng ẩn bình luận từ người nào đó mà không thông báo cho người đó biết. Instagram tuyên bố sẽ trở thành mạng xã hội có môi trường bớt áp lực hơn.
5. Nestlé là đơn vị đầu tiên tạo ra giấy gói kẹo có thể tái chế
Chiến lược phát triển bền vững và những sáng kiến mang đến ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng đang là một trong những hướng đi các hầu hết các doanh nghiệp xã hội. Mới đây, Nestlé – công ty thực phẩm đóng gói lớn nhất thế giới đã cam kết tạo ra bao bì 100% có thể tái sử dụng hoặc tái chế vào năm 2025.
Ứng dụng đầu tiên của bao bì này sẽ được sử dụng trên sản phẩm ăn nhanh YES! Của Nestlé, một bộ sưu tập các hương vị của thiên nhiên, bánh kẹo được làm bằng các nguyên liệu như các loại hạt, trái cây và rau củ. Hiện tại, sáng kiến này đã được áp dụng tại Áo, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh,…
6. Ikea ra mắt phông chữ riêng, lấy cảm hứng từ ghế sofa
Mới đây, Ikea đã tung ra phông chữ Soffa Sans của riêng mình, được lấy cảm hứng từ sản phẩm ghế sofa ăn khách nhất. Trước đó Ikea đã bắt đầu lên ý tưởng bằng cách thăm dò người dùng Twitter thông qua trang “Design your own sofa”. Kết quả, ý tưởng này thu hút được sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Tự gọi mình là “phông chữ thoải mái nhất thế giới”, bảng chữ cái Soffa Sans sử dụng đến 1.434 sản phẩm. Nếu font chữ này được thiết kế thành những món đồ nội thất ngoài đời thực bằng loại đệm Vallentuna Hillared được ưa chuộng nhất thì mỗi sản phẩm sẽ có giá khoảng 106.320 bảng.
7. Apple đang thành công với chiến lược sản xuất iPhone tại Ấn Độ
Là một thị trường mới nổi và rất nhạy cảm về giá nên việc nắm được tâm lý khách hàng tại thị trường Ấn Độ sẽ là cách nhanh nhất để thành công. Với chiến lược tập trung sản xuất iPhone cũ tại thị trường Ấn Độ, Apple đang muốn nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu tại quốc gia tỷ dân và đồng thời né tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Gần đây, Apple tiếp tục bắt đầu xuất khẩu một số model iPhone mới được sản xuất tại Ấn Độ sang thị trường Châu u. Nếu bạn chưa biết thì Apple hiện đang sản xuất một vài model iPhone cũ như iPhone 7 ở Ấn Độ thông qua đối tác Wistron.
Được biết chính phủ Ấn Độ rất khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất tại Ấn Độ, thúc đẩy chiến dịch “Made in India” bằng cách đánh thuế mạnh các dòng smartphone “ngoại nhập”. Đó cũng là lý do vì sao iPhone lại đẩy mạnh hoạt động tại thị trường này.
Xem thêm:
Top 12 Website Tuyển Dụng Việc Làm Uy Tín Và Quy Mô Lớn Tại Việt Nam
4 Bài Học Đắt Giá Từ “Bậc Thầy Marketing” Sơn Tùng Cùng Với MV Triệu View ” Hãy Trao Cho Anh”
Minh Phương