Là sinh viên, đã bao giờ bạn tự hỏi so với hàng trăm sinh viên khác trên cùng giảng đường, bạn có gì nổi bật hơn họ? Và khi so sánh với hàng ngàn sinh viên khác cùng chuyên ngành khi tốt nghiệp ra trường, bạn có gì khác biệt hơn họ để có thể tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng? Câu trả lời nằm ở thương hiệu cá nhân bạn xây dựng khi còn là sinh viên. Bài viết sau sẽ chia sẻ những bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho sinh viên.
Theo báo cáo gần đây nhất của Tổng cục Thống kê, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, tính đến thời điểm kết thúc năm 2015, nếu xét theo chuyên môn, người có trình độ đại học đang là đối tượng thất nghiệp nhiều nhất, chiều hướng gia tăng với tổng số khoảng 759 nghìn người, trong khi đó ở các mức trình độ thấp hơn, tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm dần.
Rõ ràng, không phải trình độ học vấn cao là đủ để bạn có một công việc trên thị trường lao động đầy cạnh tranh hiện nay. Làm gì để nhà tuyển dụng có thể thấy bạn trong hàng trăm nghìn ứng viên tiềm năng ngoài kia? Làm sao để nhà tuyển dụng sẵn sàng chào đón bạn trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực như hiện nay?
Xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân cho sinh viên ngay trên trường đại học
Xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân của các sinh viên năng động đang ngày càng phát triển. Cùng với việc truyền thông xã hội phát triển theo hướng online, việc truyền thông cho thương hiệu cá nhân cho không quá khó khăn, mọi thứ chỉ còn phụ thuộc vào sự chủ động và nhanh nhạy của sinh viên
Hãy cùng tìm hiểu ngay 5 cách sau để xây dựng một thương hiệu cá nhân cho sinh viên nổi bật, thuyết phục mọi nhà tuyển dụng.
1. Theo dõi thường xuyên các trang chuyên ngành trên các kênh online
Thường xuyên theo dõi các trang chuyên ngành để nắm bắt xu hướng kỹ năng cần có đối với nghề của bạn trên các kênh: forum, website, facebook fanpage, facebook người có tầm ảnh hưởng trong nghề… Việc này sẽ giúp bạn cập nhật các biến chuyển của thị trường ngành đó, giúp bạn kết nối nhiều hơn với những người trong nghề.
Ví dụ: Nếu bạn học nhân sự, thời gian rảnh rỗi trên facebook hãy dành thời gian theo dõi những trang hữu ích có nhiều kiến thức ngành của bạn.
2. Tạo một hồ sơ trên Linkedin và cố gắng được nhiều lời khen (Recommendation)
Tạo một hồ sơ trên Linkedin và cố gắng có được nhiều lời khen (hoặc cấp thương hiệu cao). Đây là điều giúp bạn được các nhà tuyển dụng lớn chú ý đến.
3. Theo dõi các chuyên gia, người có tầm ảnh hưởng trong ngành trên Facebook, tham gia các nhóm trong ngành
Hãy là một người dùng năng động trên Facebook, Twitter và follow các chuyên gia, giám đốc, những người nổi tiếng trong ngành học. Tham gia vào những group hữu ích trong ngành để được cập nhật miễn phí những kiến thức chuyên ngành mỗi ngày.
4. Tạo một blog cá nhân hoặc website chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp
Hãy cố gắng cập nhật bài viết mỗi ngày hoặc mỗi tuần. Những nội dung kiến thức xoay quanh các kinh nghiệm nghề nghiệp. Nếu bạn chưa có bài viết kinh nghiệm, hãy chia sẻ những tài liệu hay bạn tìm hiểu và nghiên cứu được. Dùng blogspot để lập blog của bạn nếu bạn còn lúng túng với những vấn đề liên quan đến website. WordPress cũng là một gợi ý tuyệt vời nếu bạn biết chút ít về web.
5. Tạo các đoạn video, slide chia sẻ kinh nghiệm cá nhân
Tạo các đoạn video, slide chia sẻ kinh nghiệm bản thân dưới dạng trình chiếu và chia sẻ chúng trên các kênh: youtube, slideshare, linkedin, facebook, G+….
Nguồn: Ubrand