Một thương hiệu càng được nhiều người nhận biết thì càng có giá trị lớn. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng phân tích 6 khía cạnh để nhận diện một thương hiệu trong mô hình có tên là “Brand Identity Prism” (Tạm dịch là: Khối lăng trụ nhận diện thương hiệu) của chuyên gia xây dựng thương hiệu quốc tế Jean-Noel Kapferer.
Qua đó, Brands hi vọng rằng bạn hiểu sâu về bản chất của nhận diện thương hiệu để có chiến lược đúng đắn trong việc phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
1. PHYSIQUE: VẺ BỀ NGOÀI CỦA THƯƠNG HIỆU
Vẻ bề ngoài của một thương hiệu bao gồm những thứ có thể được nhìn thấy hoàn toàn bằng mắt như: logo, màu sắc, bao bì, kiểu chữ và các ấn phẩm khác trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Đây là khía cạnh cơ bản nhất để nhận diện một thương hiệu.
Xem thêm: Dịch vụ PR uy tín
Ví dụ:
- Thương hiệu Coca Cola được nhận biết bằng các đặc tính bên ngoài là: logo và kiểu chữ Coca Cola, màu đỏ, hình dáng chai…
- Thương hiệu Mc Donald được nhận biết bằng các đặc tính bên ngoài là: logo hình chữ “m”, nền đỏ chữ cam trên các ấn phẩm thiết kế…
2. PERSONALITY: CÁ TÍNH THƯƠNG HIỆU
Cá tính của một thương hiệu là những đặc tính có thể cảm nhận được khi nhắc đến tên của thương hiệu đó. Cá tính thương hiệu có thể được tạo dựng thông qua hình ảnh một người nổi tiếng đại diện cho thương hiệu, qua nội dung các TVC quảng cáo trên truyền hình, qua thiết kế của các bảng hiệu, banner…
Ví dụ: Thương hiệu Coca Cola mang cá tính vui vẻ, hạnh phúc, sự tươi mới và chia sẻ
3. CULTURE: VĂN HÓA CỦA THƯƠNG HIỆU
Văn hóa thương hiệu là hệ thống các giá trị, các hành vi, các nguyên tắc các đặc tính… có tính kết nối trực tiếp đến một cộng đồng hay một quốc gia.
Ví dụ: Coca Cola bộc lộ rõ văn hóa của Mỹ, Mecerdes lại cho thấy mình là một thương hiệu của Đức
4. RELATIONSHIP: MỐI QUAN HỆ MÀ THƯƠNG HIỆU THỂ HIỆN
Có nhiều loại mối quan hệ khác nhau giữa với người, ví dụ như: mối quan hệ mẹ con, mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ đồng nghiệp, mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, mỗi quan hệ vua tôi, mối quan hệ chủ tớ,… Vậy thương hiệu của bạn thể hiện mối quan hệ gì?
Ví dụ: Coca Cola tượng trưng cho mối quan hệ bình đẳng và hữu nghị giữa mọi người trong một cộng đồng.
5. REFLECTION: ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU MÀ THƯƠNG HIỆU PHẢN ÁNH HAY NHẮM TỚI
Mỗi thương hiệu đều có đối tượng khách hàng mục tiêu của mình (là nhóm khách hàng chính sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu). Tùy vào đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, thương hiệu sẽ mang vẻ bề ngoài là cá tính riêng. Nếu khách hàng mục tiêu là những người trẻ, năng động, thương hiệu sẽ có vẻ ngoài trẻ trung, cá tính vui vẻ, năng động. Nếu khách hàng mục tiêu là những người trên 30 tuổi, có địa vị và thu nhập cao, thương hiệu sẽ có vẻ ngoài sang trọng, cá tính trầm và đẳng cấp.
Tóm lại, nhìn vào một thương hiệu, ít nhiều ta có thể đoán được khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đó nhắm tới.
Ví dụ: Ta có thể thấy đối tượng khách hàng mục tiêu của Coca Cola là đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 15-18 tuổi, những người vui vẻ, năng động và luôn giao lưu với bạn bè
** Lưu ý: Đối tượng khách hàng của một thương hiệu có thể rộng, nhưng mỗi thương hiệu thường có một nhóm khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng chính.
6. SELF-IMAGE: SỰ TỰ NHẬN THỨC CỦA KHÁCH HÀNG
Thương hiệu là một tấm gương phản chiếu hình ảnh của khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đó nhắm tới. Nhìn vào thương hiệu, khách hàng thấy hình ảnh của mình trong đó. Vì thấy hình ảnh của mình trong thương hiệu dễ dẫn khách hàng đến hành vi mua hàng.
Ví dụ: Những người uống Coca-Cola có thể nhìn thấy chính bản thân mình trong các chiến dịch quảng cáo, truyền thông của Coca-Cola: hình ảnh một người luôn tìm kiếm những cuộc phiêu lưu và đẩy lùi mọi ranh giới.
Nguồn: ngoisaoso.vn
Xem thêm:
TOP 10 THƯƠNG HIỆU SMARTPHONE TẠI TRUNG QUỐC ĐƯỢC ƯA CHUÔNG NHẤT